Lịch sử Litva

Bài chi tiết: Lịch sử Litva

Thời kỳ tiền sử

Bản đồ các bộ lạc Baltic vào năm 1200

Sau khi băng tan, con người đã xuất hiện tại vùng đất mà ngày nay là Litva vào khoảng thiên niên kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Họ đến từ hai hướng khác nhau, một từ bán đảo Jutland và một từ đất nước Ba Lan ngày nay, mang theo hai nền văn hóa khác nhau thể hiện trên những công cụ mà họ sử dụng. Những người này chủ yếu sống bằng nghề săn bắn và không thành lập những khu dân cư cố định. Sang thiên niên kỷ thứ 8 trước Công nguyên, khí hậu trở nên ấm áp hơn khiến rừng cây phát triển, các nguồn thức ăn ngày càng trở nên dồi dào. Vào thiên niên kỉ thứ 6 và thứ 5 trước công nguyên, con người tại đây bắt đầu thuần hóa các loài vật nuôi. Nền nông nghiệp xuất hiện tương đối muộn tại Litva, vào khoảng thiên niên kỉ thứ 3 trước công nguyên do thiếu các công cụ canh tác hiệu quả. Các nghề thủ công và thương mại bắt đầu xuất hiện. Các dân tộc thuộc nhóm Ấn – Âu đã đến đây vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên và đồng nhất thành các dân tộc Baltic khoảng 500 năm sau đó.

Người Litva là một nhánh của các dân tộc Baltic, bao gồm cả người Latvia và nhiều dân tộc khác nữa. Theo cuốn biên niên sử của tu viện thành phố Quedlinburg, đất nước Litva đã chính thức xuất hiện trong lịch sử vào ngày 14 tháng 2 năm 1009. Trong thế kỷ XI, Litva gồm nhiều vùng đất nhỏ phải triều cống cho Kievan Rus. Nhưng sang thế kỷ XII, người Litva đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh chinh phục và cướp bóc sang những vùng đất xung quanh, tiền đề để hình thành Đại Lãnh địa Litva sau này.

Đại Lãnh địa Litva

Nhà thờ Mikalojus, nhà thờ cổ nhất Litva được xây dựng khoảng trước năm 1387

Trước sự đe dọa của ngoại bang, Mindaugas đã thống nhất các dân tộc Baltic lại và đánh thắng người Livonia trong trận Saule vào năm 1236. Ngày 6 tháng 6 năm 1253, ông đã lên ngôi vua của Litva và đất nước được tuyên bố với tên gọi Vương quốc Litva.[10] Tuy nhiên, Mindaugas đã bị người cháu trai của ông là Treniota sát hại. Vương quốc Litva rơi vào khủng hoảng và đất nước này đã bị tàn phá nặng nề trong các cuộc xâm lăng của người Mông Cổ vào các năm 1241, 1259 và 1275.

Năm 1316, vua Gediminas đã tiến hành khai phá và xây dựng lại đất nước Litva. Dưới sự trị vì của Gediminas, đất nước Litva đã trở nên hùng mạnh và dám thách thức với cả người Mông Cổ, lúc đó đang kiểm soát nước Nga. Bằng những cuộc chiến tranh chinh phục, lãnh thổ Litva đã mở rộng hơn bao giờ hết, trải dài từ biển Baltic đến biển Đen và bao gồm nhiều phần của nước BelarusUkraina ngày nay. Vào cuối thế kỷ XIV, Litva trở thành quốc gia rộng lớn nhất châu Âu.[11]

Cuộc hôn nhân giữa nữ hoàng Jadwiga của Ba Lan và đại công tước Jogaila của Litva vào năm 1377 đã thành lập một liên minh quyền lực giữa Ba Lan và Litva nhằm chống lại mối đe dọa đến từ nước PhổĐại Lãnh địa Moskva. Trước đó, đại công tước Jogaila đã cải đạo và biến Litva trở thành một quốc gia theo Cơ đốc giáo. Ngày 2 tháng 2 năm 1386, Jogaila chính thức trở thành vua của Ba Lan. Điều đó có nghĩa là Ba Lan và Litva đã trở thành một quốc gia duy nhất, thế nhưng Đại Lãnh địa Litva vẫn giữ nguyên vị thế riêng của mình. Thời kỳ này, nhiều thành phố của Litva chịu ảnh hưởng của hệ thống luật pháp của người Đức, trong đó có Vilnius, thủ đô của Đại Lãnh địa Litva.

Vào thế kỷ XVI, những du học sinh Litva khi trở về đất nước đã mang theo một cuộc cách mạng văn hóa, được biết đến như Thời kỳ Phục hưng của Litva. Kiến trúc Ý được giới thiệu tại nhiều thành phố của nước này, đồng thời với việc nền văn học Litva viết bằng tiếng Latin nở rộ. Ngôn ngữ viết của tiếng Litva cũng được sáng tạo trong thời gian đó.

Liên bang Ba Lan – Litva (1569–1795)

Bản đồ Liên bang Ba Lan – Litva thời kỳ mở rộng nhất năm 1630

Với sự đồng thuận của Hiệp ước Lublin năm 1569, một quốc gia thống nhất giữa Ba Lan và Litva được thành lập với tên gọi Liên bang Ba Lan – Litva, hay còn được biết đến như nền Cộng hòa thứ nhất của Ba Lan hoặc Cộng hòa Liên bang của Hai Quốc gia. Sự hợp nhất giữa Vương quốc Ba Lan với Đại Lãnh địa Litva đã hình thành nên một quốc gia có diện tích rộng lớn ở châu Âu và có vị thế chính trị đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ chính thức thời kỳ này là tiếng Ba Lantiếng Latin ở Vương quốc Ba Lan cùng với tiếng Rutheniatiếng Litva ở Đại Lãnh địa Litva. Tuy nhiên, Litva đã phải trải qua một quá trình Ba Lan hóa trên mọi mặt đời sống. Tầng lớp quý tộc và thượng lưu ở những thành phố lớn như VilniusGrodna lại thường hay sử dụng tiếng Ba Lan. Và đến năm 1696, tiếng Ba Lan đã trở thành ngôn ngữ chính thức tại Litva.

Sang thế kỷ XVIII, liên bang bắt đầu suy sụp bởi những cuộc khủng hoảng chính trị và xung đột. Bản Hiến pháp Ngày 3 tháng 5 năm 1791 đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của Liên bang Ba Lan – Litva. Những sự phân chia Ba Lan vào các năm 1772, 1793 và 1795 đã chứng kiến việc Litva bị xâu xé giữa NgaPhổ.

Thời kỳ thuộc Đế quốc Nga (1795–1914)

Sau sự phân chia lần thứ ba Ba Lan năm 1795, Đế quốc Nga đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ của Litva, trong đó có thành phố Vilnius. Khoảng đầu thế kỷ XIX, nước Nga đã tỏ ra có thể chấp nhận sự tự trị của Litva nhưng điều này đã không thành hiện thực. Vào năm 1812, khi quân đội Pháp của Napoléon I tiến vào Litva, người Litva đã coi đó như những người mang hy vọng độc lập về cho Litva. Thế nhưng khi quân Pháp bị đánh bại bởi Nga, Sa hoàng Nikolai I đã ban hành hàng loạt đạo luật đồng hóa đối với Litva. Năm 1864, theo lệnh của Sa hoàng Aleksandr II, tiếng Litva và bảng chữ cái La Tinh chính thức bị cấm tại tất cả mọi trường học.

Tuy nhiên đến cuối thời kỳ này, tiếng Litva đã dần dần khôi phục sau một thời gian dài bị lãng quên. Thời điểm đó, tiếng Ba Lantiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong tầng lớp thượng lưu. Phong trào phục hưng ngôn ngữ dân tộc xuất hiện trước trong tầng lớp nghèo khổ, rồi sau đó là những người giàu có. Những tờ báo bằng tiếng Litva đã ra đời tại AušraVarpas. Tiếng Litva được khôi phục và phát triển là một điều kiện để dẫn tới phong trào độc lập dân tộc sau này.

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Phong trào vận động dân tộc của Litva ngày càng phát triển mạnh mẽ trong Đế chế Nga đang suy tàn. Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Vào năm 1915, Litva bị quân đội Đức chiếm đóng. Sự sụp đổ của Đế chế Nga trong cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn tới việc Litva tuyên bố thành lập một nền cộng hòa độc lập ngày 16 tháng 2 năm 1918 khi vẫn còn bị Đức chiếm đóng. Tháng 11 năm 1918, quân Đức thất bại và Litva trở thành một quốc gia độc lập. Ban đầu, vua Mindaugas II được tuyên bố là vua của Vương quốc Litva nhưng sau đó chính quyền Litva đã tuyên bố thành lập một nước cộng hòa.

Litva giữa hai cuộc thế chiến (1918–1939)

Sau khi trở thành một nước cộng hòa độc lập vào năm 1918, Litva đã phải chiến đấu chống lại nhiều quốc gia lân cận để bảo vệ cho nền độc lập. Những người Bolshevik đã tấn công Litva từ phía đông tuy nhiên ngay sau đó chính phủ Litva ở thủ đô lâm thời Kaunas đã đẩy lùi quân đội Xô viết ra khỏi lãnh thổ. Tiếp đó, Litva lại có những xung đột về lãnh thổ với Ba LanĐức. Năm 1920, quân Ba Lan chính thức chiếm thành phố Vilnius của Litva.

Theo hiến pháp Litva, thành phố Vilniusthủ đô của nước này mặc dù nó nằm trong lãnh thổ Ba Lan và cộng đồng người Litva tại thành phố này quá nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 3% dân số so với cộng đồng người Ba Lan và Do Thái đông đảo tại đây. Những xung đột về lãnh thổ giữa Litva với Ba Lan và Đức khiến tình hình nước này luôn bất ổn.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Theo Hiệp ước Xô-Đức được ký kết tháng 8 năm 1939, Litva nằm trong khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Năm 1940, Liên Xô gửi tối hậu thư cho Litva yêu cầu trục xuất và bắt giam một số chính trị gia quan trọng của Litva, đồng thời đòi triển khai các đơn vị quân đội Xô viết ngay trên lãnh thổ nước này. Chính quyền Litva đã quyết định chấp nhận tối hậu thư, mặc dù tổng thống Antanas Smetona phản đối và rời khỏi Litva sau đó. Ngày 15 tháng 6 năm 1940, 150.000 Hồng quân Liên Xô đã tiến vào lãnh thổ Litva khi quân đội Litva được yêu cầu không phản ứng lại. Ngay sau đó, một cuộc bầu cử đã diễn ra để thành lập chính quyền dân chủ nhân dân ở Litva và kết nạp nước này vào Liên bang Xô viết.

Chính phủ hiện nay ở Litva[7], Mỹ [8] Nghị viện châu Âu [9] tuyên bố rằng ba nước này bị Liên Xô chiếm đóng trái phép. Ngược lại theo quan điểm của Nga, thì vào thời điểm đó, người dân và chính phủ hợp pháp của các nước Baltic đã tình nguyện gia nhập Liên Xô. Họ và người Nga đã có quan hệ lâu bền, cùng thuộc một đất nước là Đế quốc Nga kể từ thập niên 1720 trở đi (tức là cùng lúc với việc Scotland và Anh thống nhất để hình thành Vương quốc Anh). Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ivanov đã tuyên bố: "Nói rằng Liên Xô đã chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic là vô lý và vô nghĩa. Người ta không thể chiếm một cái gì đó vốn thuộc về anh ta."[12]

Franklin Roosevelt trong trao đổi với Joseph Stalin ngày 01/12/1943, cũng công nhận chủ quyền của Liên Xô ở vùng Baltic[13]: "Tại Hoa Kỳ đang dấy lên nghi vấn về các nước cộng hòa Baltic thuộc Liên Xô, và tôi tin rằng công luận thế giới cho là các dân tộc của các nước cộng hòa này có một tương lai bấp bênh. Vì vậy, tôi hy vọng rằng Nguyên soái Stalin sẽ đi vào xem xét yêu cầu này. Cá nhân tôi không có nghi ngờ rằng người dân ở các nước này sẽ bỏ phiếu để gia nhập Liên Xô cũng như cùng nhau như họ đã làm vậy trong những năm 1940... Thực tế là dư luận không biết rõ lịch sử."

Cuối năm 1989, hai năm trước sự sụp đổ của Liên Xô, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô đã chính thức lên án nội dung trong Hiệp ước Molotov-Ribbentrop về việc sáp nhập các nước vùng Baltic (Estonia, Latvia, Litva) là bất hợp pháp,.[14] còn chính phủ Nga hiện nay thì phủ nhận hành động của Liên Xô là chiếm đóng [cần dẫn nguồn]

Mặc dù Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là các nước đồng minh của Liên Xô chống phát xít Đức trong Thế chiến II công nhận chủ quyền tại ba nước Baltic của Liên Xô tại Hội nghị Yalta năm 1945 nhưng đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chính quyền của các nước phương Tây lại không công nhận việc này[15]

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, phát xít Đức xâm lược Liên Xô, tạo cơ hội cho Litva có một thời gian độc lập ngắn ngủi. Mặt trận Chính trị Litva (Lietuvos aktyvistų frontas) đã cố gắng thương lượng với phát xít Đức cho phép Litva được độc lập nhưng yêu cầu đó không được chấp nhận. Khi Đức tấn công Litva, chính phủ nước này đã nhanh chóng bị hạ bệ. Đến thời điểm ấy, người Litva mới nhận ra rằng, người Đức không hề muốn Litva được độc lập[cần dẫn nguồn]. Những khu trại tập trung để tàn sát người Do Thái được dựng lên ở rất nhiều nơi, lại có thêm sự tiếp tay của một số người Litva. Trước đó, Litva là một trong những cộng đồng người Do Thái hưng thịnh nhất tại châu Âu. Sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ 9% người Do Thái tại Litva còn sống sót.[16]

Năm 1945, Hồng quân Liên Xô chiếm lại Litva khỏi phát xít Đức. Litva lại trở thành một nước cộng hòa xô viết với sự đồng thuận của MỹAnh.

Thời kỳ thuộc Liên bang Xô viết (1945–1990)

Lá cờ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Litva

Trong thời kỳ này, nhiều người Litva đã cộng tác với Đức Quốc xã bị đi đầy sang Siberia và các vùng hẻo lánh khác của Liên Xô. Để đáp lại, hàng chục nghìn người Litva đã tham gia một tổ chức vũ trang du kích với tên gọi miško broliai để chống lại. Nhưng cuối cùng họ đã thất bại vào năm 1965.

Cho đến giữa năm 1988, mọi mặt chính trị, kinh tế và văn hóa của Litva đều nằm trong sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Litva. Dưới sự lãnh đạo của những người trí thức, Phong trào Vận động Cải cách đã thành lập nhằm đòi các quyền tự do dân chủ cho Litva, tiến hành hợp pháp hóa chế độ đa đảng và tái sử dụng quốc kỳquốc ca riêng của dân tộc. Một bộ phận lớn thành viên của Đảng Cộng sản Litva cùng đồng tình với những cải cách này. Ngày 23 tháng 8 năm 1989, nhân kỉ niệm 50 năm Hiệp ước Xô-Đức, hai triệu người Estonia, Latvia và Litva đã nối thành một dải người từ Tallinn đến Vilnius, thể hiện tình đoàn kết của ba nước Baltic cùng chung nguyện vọng tách khỏi Liên Xô.

Litva độc lập (từ năm 1991 đến nay)

Tháp truyền hình Vilnius, nơi diễn ra cuộc tấn công của Liên Xô

Ngày 11 tháng 3 năm 1990, nước Cộng hòa Litva tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang Xô viết. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Liên Xô bắt đầu ban hành cấm vận và tiến hành những hoạt động quân sự chống lại Litva. Quân đội Xô viết đánh chiếm các tòa nhà công cộng và đưa xe tăng vào thủ đô Vilnius, sau đó lập nên Ủy ban Bảo vệ Quốc gia nhằm trấn áp ý định ly khai tại nước này. Vào ngày 13 tháng 1 năm 1991, quân đội Xô viết tấn công tháp truyền hình Vilnius, làm chết 14 dân thường và làm bị thương 700 người.[17] Những hoạt động quân sự của Liên Xô đã bị dư luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ. Trong khi đó, chính phủ của Litva vẫn hoạt động. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 9 tháng 2 năm 1991, đại đa số người dân Litva đã bỏ phiếu tách khỏi Liên Xô, thành lập một nước Litva độc lập và dân chủ. Litva đã nhanh chóng được các nước phương Tây công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, đầu tiên là Iceland. Cuối cùng, Litva chính thức được công nhận là một quốc gia độc lập vào ngày 6 tháng 9 năm 1991. Ngày này trở thành ngày quốc khánh của Litva. Đến năm 1993, quân đội Nga đã chính thức rút hết khỏi Litva.

Ngày 17 tháng 9 năm 1991, Litva trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc. Tiếp đến ngày 31 tháng 5 năm 2001, Litva chính thức trở thành thành viên thứ 151 của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Và đến ngày 1 tháng 5 năm 2004, cùng với 9 quốc gia Đông và Nam Âu khác, Litva trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Litva còn là một thành viên của NATO và có quan hệ chính trị gần gũi với các nước phương Tây.

Năm 2015, Văn phòng Tổng Công tố của Nga đang thẩm xét lại tính hợp pháp của việc Hội đồng Nhà nước Liên bang Xô viết trao nền độc lập cho ba nước Litva, LatviaEstonia vào năm 1991. Đơn kiến nghị của hai nhà lập pháp thuộc đảng Nước Nga Thống nhất của Putin gửi tới các công tố viên cho rằng việc trao nền độc lập cho Litva, Latvia và Estonia là bất hợp pháp. Tổng thống Litva Dalia Grybauskaitė nói "nền độc lập của chúng tôi giành được bằng máu và sự hy sinh của người dân Litva. Không ai có quyền đe dọa. Chỉ có chúng tôi mới quyết định số phận của mình."[18]

"Đề xuất kiểu này của những đại biểu Duma Quốc gia là hoàn toàn không thể chấp nhận được và phi lý," hãng thông tấn LETA của Latvia dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này nói.[18]

Latvia, Litva và Estonia có sắc dân thiểu số nói tiếng Nga và đã hoang mang vì tuyên bố của Putin cho rằng Moscow có quyền can thiệp quân sự nếu cần thiết để bảo vệ người nói tiếng Nga ở nước ngoài.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Litva http://www.lonelyplanet.com/worldguide/destination... http://www.travel-earth.com/lithuania/ http://www.voatiengviet.com/content/cong-to-vien-n... http://www.weatherbase.com/weather/city.php3?c=LT&... http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?pubR... http://alkas.lt/2015/12/16/a-butkus-lietuvos-gyven... http://en.delfi.lt/lithuania/defence/conscription-... http://osp.stat.gov.lt/en/statistiniu-rodikliu-ana... http://www.stat.gov.lt/en/pages/view/?id=1731&PHPS... http://www.kam.lt/EasyAdmin/sys/files/BK-En1.pdf